tầm soát ung thư cổ tử cung

ung thư, phụ khoa

Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ Trực tuyến

hỗ trợ

HOTLINE

0908 260 625

Tư Vấn

skype zalo viber

Phone: 028 38 100 799

Đặt hẹn lấy số qua tổng đài

skype zalo viber

Phone: 028.1081 Hoặc 028.1080

Thống kê truy cập

  • Đang online: 4
  • Tổng truy cập: 980455

Trang chủ»Tin tức» Tầm soát ung thư cổ tử cung: Giải đáp thắc mắc

1. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung nhằm tìm những tế bào bị biến đổi bất thường ở cổ tử cung, những tế bào bất thường này có thể phát triển thành ung thư.

Cổ tử cung là phần nối liền với tử cung, kênh cổ tử cung thông với buồng tử cung. Cổ tử cung nằm ở đỉnh trong cùng của âm đạo.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung gồm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear) và xét nghiệm vi-rút HPV.

Nhiễm vi-rút HPV là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Vi-rút HPV nhiễm vào trong tế bào cổ tử cung và gây ra những biến đổi bất thường của tế bào.

Có nhiều chủng vi-rút HPV, trong đó có một số chủng được gọi là HPV “nguy cơ cao”, là chủng có khả năng gây ung thư cổ tử cung cũng như ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và hầu họng.

Nhiễm HPV thường không có triệu chứng và hầu hết tự khỏi. Nhiễm trong thời gian ngắn chỉ gây nên những thay đổi nhẹ trên tế bào, chúng sẽ hồi phục lại bình thường sau khi hết nhiễm. Nhưng ở một vài phụ nữ, tình trạng nhiễm HPV không tự khỏi. Nếu bị nhiễm HPV nguy cơ cao kéo dài, tế bào sẽ biến đổi nặng hơn, tăng nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Vì sao tầm soát ung thư cổ tử cung là rất quan trọng?

Thông thường, khi tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường sẽ mất từ 3 đến 7 năm để phát triển thành ung thư. Do đó, xét nghiệm tầm soát có thể phát hiện sớm sự biến đổi này trước khi nó trở thành ung thư. Những phụ nữ có tế bào cổ tử cung biến đổi nhẹ có thể được theo dõi cho đến khi trở về bình thường. Trường hợp biến đổi nặng sẽ được điều trị cắt bỏ vùng tổn thương. 

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện như thế nào?

Sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm xét nghiệm Pap (ThinPrep Pap hoặc Pap smear, tùy theo chỉ định của bác sĩ), và đối với một số phụ nữ, xét nghiệm HPV. Cả hai xét nghiệm đều sử dụng các tế bào lấy từ cổ tử cung. Quá trình sàng lọc rất đơn giản và nhanh chóng. Bạn nằm trên một cái ghế đặc biệt và một thiết bị gọi là mỏ vịt được sử dụng để mở âm đạo. Mỏ vịt giúp các bác sĩ có một cái nhìn rõ ràng về cổ tử cung và phần trên âm đạo.

Các bác sĩ sẽ sử dụng một bàn chải chuyên dụng hoặc các thiết bị khác để lấy mẫu xét nghiệm. Mẫu tế bào cổ tử cung này sẽ được bảo quản trong một ống chứa dung dịch đặc biệt và gửi đến phòng xét nghiệm.

Đối với xét nghiệm Pap (ThinPrep Pap hoặc Pap smear), mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của tế bào bất thường nào không.

Đối với xét nghiệm HPV, mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của 13-14 chủng HPV nguy cơ cao.

Tôi nên tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu 1 lần và nên thực hiện xét nghiệm nào?

Tần suất thực hiện và lựa chọn xét nghiệm tuỳ thuộc vào tuổi cũng như tiền sử bệnh lý người phụ nữ:

Phụ nữ 21-29 tuổi nên thực hiện Pap test mỗi 3 năm. Xét nghiệm HPV không được khuyến cáo ở độ tuổi này.
Phụ nữ 30-65 tuổi nên thực hiện đồng thời cả 2 xét nghiệm HPV và Pap test (còn gọi là co-testing) mỗi 5 năm (lựa chọn ưu tiên). Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn Pap test đơn thuần mỗi 3 năm.

Khi nào tôi nên ngưng tầm soát ung thư cổ tử cung?

Bạn có thể ngưng tầm soát ung thư cổ tử cung sau 65 tuổi khi:

Không có bất thường tế bào cổ tử cung nặng hoặc ung thư cổ tử cung trước đây, và
Có 3 lần liên tiếp kết quả Pap test bình thường hoặc 2 lần liên tiếp kết quả co-testing bình thường trong vòng 10 năm trước đó, trong đó kết quả gần nhất được thực hiện trong vòng 5 năm.

Nếu tôi đã cắt tử cung, tôi có cần tầm soát ung thư CTC không?

Tuỳ thuộc vào việc bạn có được cắt bỏ cổ tử cung không, lý do cắt tử cung là gì và liệu trước đó bạn có bất thường tế bào cổ tử cung nặng hoặc ung thư cổ tử cung hay không.

Mặc dù bạn đã được cắt tử cung hoàn toàn (tức là cắt bỏ cả cổ tử cung), một số tế bào CTC có thể vẫn còn hiện diện tại phần đỉnh âm đạo. Do đó, nếu bạn có tiền căn ung thư cổ tử cung hoặc bất thường tế bào cổ tử cung nặng, bạn vẫn nên thực hiện tầm soát ung thư CTC tiếp tục ít nhất 20 năm sau phẫu thuật.