dinh dưỡng cho đái tháo đường thai kỳ

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA PHƯỚC NGUYÊN

Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ Trực tuyến

hỗ trợ

HOTLINE

0908 260 625

Tư Vấn

skype zalo viber

Phone: 028 38 100 799

Đặt hẹn lấy số qua tổng đài

skype zalo viber

Phone: 028.1081 Hoặc 028.1080

Thống kê truy cập

  • Đang online: 2
  • Tổng truy cập: 953103

Trang chủ»Tin tức» Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường trong thai kỳ) là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Tình trạng này thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường tự khỏi sau khi sinh khoảng 06 tuần.

Vậy làm thế nào để biết bị đái tháo đường trong thai kỳ hay không? Sản phụ được lấy máu xét nghiệm đường máu, chẩn đoán đái tháo đường thai kì khi:

Đường huyết lúc đói: >= 126mg/dl.
Đường huyết bất kì: >= 200mg/dl.
Hoặc làm nghiệm pháp dung nạp đường dương tính.

2. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ?

Các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần tuân thủ theo nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây:

  • Hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột vì sẽ dẫn đến sự phá vỡ cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp từ ngoài vào.
  • Bổ sung đạm thông qua các thực phẩm như ức gà, cá, trứng hoặc lòng trắng trứng (1 quả/tuần)
  • Tích cực ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, ăn rau luộc thay vì rau xào.
  • Chia khẩu phần ăn mỗi bữa, tránh ăn quá nhiều. Ăn đúng giờ, không bỏ bữa.

3. Mục đích xây dựng chế độ ăn cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ?

Chế độ ăn lành mạnh rất quan trọng đối với thai phụ, xây dựng một chế độ ăn cho bà bầu vừa đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cân đối sẽ giải quyết các vấn đề:

  • Hỗ trợ đưa mức đường huyết về mức bình thường: Điều chỉnh chế độ ăn để tránh mức đường trong máu không tăng mạnh hoặc giảm quá nhiều.
  • Bảo vệ tốt cho tim mạch, kiểm soát huyết áp, không ăn các chất béo có hại cho tim mạch.
  • Cân nặng khi mang thai ở mức hợp lý
  • Ngăn chặn và làm giảm sự xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường
  • Bảo vệ sức khỏe mẹ bầu, khỏe mẹ khỏe con, tinh thần lạc quan

4. Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên có chế độ dinh dưỡng thế nào?

Thực phẩm nên ăn:

  • Nên ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường máu quá nhiều sau khi ăn và hạ đường máu quá nhanh lúc xa bữa ăn. Ăn 3 bữa chính và 1-2 bữa ăn phụ.
  • Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, yaourt, sữa không béo, không đường.
  • Nên ăn thực phẩm ít gây tăng đường máu: gạo lức, đậu đỗ, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt.

                Lưu ý: Đối với phụ nữ mang thai 6 tháng cuối thêm 350 cal/ngày.

                           Đối với phụ nữ cho con bú thêm 550 cal/ngày

 Những thực phẩm nên giảm ăn

  • Giảm ăn các thực phẩm gây tăng đường: bánh kẹo, trái cây ngọt, kem, chè…
  • Giảm ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp: khô, thịt nguội, mì gói, chao, đồ hộp…
  • Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: da, lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, phủ tạng (gan, tim, thận)
  • Giảm uống rượu, bia, nước ngọt, cà phê, chè đặc, nước ép trái cây ngọt

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn:

   - Năng lượng 2400 Kcal:

  • P = 67.5g ≈ 15% năng lượng.
  • L = 50g ≈ 25% năng lượng.
  • G = 270g  ≈ 55% năng lượng.

   - Chất xơ: 20-25g/ ngày.

   - Ăn nhạt tương đối: Natri  2000mg/ ngày – NaCl < 6g/ ngày.

   - Đủ các yếu tố vi lượng và vitamin: vitamin nhóm B, C, E, A.

5. Lưu ý chế độ ăn uống cho bà bầu để tránh biến chứng nguy hiểm?

  • Để có một thai kỳ khỏe mạnh ngoài việc thăm khám thai thường xuyên thì chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng rất quan trọng.
  • Trong trường hợp mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì Bác sỹ sẽ khám và tư vấn chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ.
  • Mẹ bầu cần gặp bác sĩ để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp
  • Không nên tự ăn kiêng để giảm cân trong thời kỳ mang thai bởi vì có thể không đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và em bé, và có thể làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển, thai lưu ...

ỔN ĐỊNH ĐƯỜNH HUYẾT BẰNG VẬN ĐỘNG

Tập thể dục không những giúp thai phụ chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới được thành công, nhanh chóng, nhẹ nhàng, tăng khả năng chịu đựng mà nó còn giúp họ quản lý được cân nặng của mình.

Tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh trước khi tham gia các hoạt động này:

1. Đi bộ:

  • Đi bộ là hoạt động rất tốt cho phụ nữ mang thai. Không nên cố gắng đi bộ khi cơ thể đã mệt mỏi và có thể nghỉ ngơi bất cứ lúc nào mình muốn.
  • Hỗ trợ tim mạch tốt nhất cho phụ nữ mang thai.
  • Giúp hệ cơ bắp săn chắc, tử cung được co bóp nhanh và dễ dàng hơn, đốt cháy calo, kiểm soát tốt trọng lượng của bản thân, giảm nguy cơ táo bón.
  • Giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ đái tháo đường và tiền sản giật.

2. Chạy bộ nhẹ nhàng:

  • Tuân thủ nguyên tắc: tập nhẹ nhàng, vừa sức, tránh thở dốc, chọn đoạn đường bằng phẳng. Thông báo cho bác sĩ theo dõi thai kỳ biết về chế độ tập chạy của mình.
  • Giảm thiểu xác suất bệnh tiểu đường thai kỳ, viêm tĩnh mạch chân, áp huyết cao và bệnh trĩ.
  •         Củng cố cơ cột sống giúp hỗ trợ duy trì tư thế cần thiết trong thời gian mang thai.

3. Bơi lội:

  • Giảm chứng bệnh đau lưng, cơ bắp vận động, các mạch máu được nước massage, thúc đẩy máu lưu thông tốt cho mẹ và con, phòng ngừa táo bón, phù chân.
  • Giúp phổi khỏe, hít sâu tốt, điều chỉnh vị trí thai nhi để sinh dễ dàng .
  • Giúp tiêu hao năng lượng thừa, phòng tránh tiền sản giật và đái tháo đường.
  • Tiếp xúc ánh nắng mặt trời, giúp sát khuẩn và cholesterol dưới da chuyển hóa thành vitamin
  • D3 (vitamin giúp hấp thụ canxi, phốt pho tốt cho xương của thai nhi).
  • Giảm đau đầu, giúp hệ thống thần kinh bé phát triển khỏe mạnh.

4.Yoga:

  • Giúp luyện thở, cung cấp lượng ôxy dồi dào và đào thải khí cacbonic.
  • Giúp hệ xương khớp được dẻo dai, kiểm soát trọng lượng, giảm nguy cơ đái tháo đường.
  • Giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.

5.Khiêu vũ:

  • Giúp tránh stress, tinh thần vui vẻ và thoải mái.
  • Giúp cơ thể nhẹ nhàng và uyển chuyển hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và cao huyết áp trong thai kỳ.